Bạn có thể có tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine, nhưng điều đó là bình thường. Thường phải mất hai tuần sau khi được tiêm chủng đầy đủ để cơ thể ban tạo hàng rào bảo vệ (miễn dịch) chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19. Những người đã được tiêm chủng đầy đủ có thể bắt đầu thực hiện lại những việc mà họ đã phải dừng lại do đại dịch.
Hệ miễn dịch - Hệ thống phòng ngự của cơ thể trước bệnh truyền nhiễm
Để hiểu rõ cách thức hoạt động của vắc-xin COVID-19, trước tiên bạn cần tìm hiểu về cách thức cơ thể chúng ta chống lại bệnh tật.
Khi mầm bệnh, như vi-rút gây bệnh COVID-19, tấn công cơ thể chúng ta, chúng tấn công và sinh sôi nảy nở. Sự tấn công này, còn gọi là lây nhiễm, là tác nhân gây ra bệnh tật.
Hệ thống miễn dịch của chúng ta sử dụng một vài công cụ để chống lại lây nhiễm. Máu chứa các tế bào hồng cầu, chuyên chở ô-xi tới các mô và cơ quan trong cơ thể và bạch cầu hay các tế bào miễn dịch chống lại lây nhiễm. Các loại tế bào bạch cầu khác nhau chống lại lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau:
- Đại thực bào là các tế bào bạch huyết hấp thụ và tiêu hóa các mầm bệnh và các tế bào đã chết hoặc sắp chết. Các đại thực bào để lại các phần của mầm bệnh xâm nhập, được gọi là "kháng nguyên". Cơ thể xác định các kháng nguyên được coi là nguy hiểm và kích thích các kháng thể tấn công chúng.
- Tế bào lympho B là các tế bào bạch huyết bảo vệ cơ thể. Chúng tạo các kháng thể tấn công các mảnh vi-rút mà đại thực bào còn để lại.
- Tế bào lympho T là loại tế bào bạch huyết bảo vệ cơ thể. Chúng tấn công các tế bào trong cơ thể đã bị nhiễm bệnh.
Lần đầu tiên khi một người bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để cơ thể của họ tạo và sử dụng tất cả các công cụ cần thiết chống lại mầm bệnh để vượt qua tình trạng nhiễm bệnh. Sau khi nhiễm bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể ghi nhớ những gì nó đã học hỏi được về cách bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.
Cơ thể lưu giữ một vài tế bào lympho T, gọi là "tế bào ghi nhớ", nhanh chóng hành động nếu cơ thể gặp lại loại vi-rút tương tự. Khi phát hiện thấy kháng nguyên tương tự, tế bào lympho B tạo ra kháng thể chống lại chúng. Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu xem thời gian mà các tế bào ghi nhớ này bảo vệ một người khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19 là bao lâu.
Cách thức hoạt động của vắc-xin COVID-19
Vắc-xin COVID-19 giúp cơ thể chúng ta phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 mà không cần nhiễm bệnh.
Thông thường, vài tuần sau khi tiêm chủng, cơ thể mới sản sinh ra tế bào lympho T và lympho B. Do đó, có thể có trường hợp một người bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm vắc-xin rồi sau đó bị bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch.
Đôi khi sau khi tiêm vắc-xin, quá trình tạo khả năng miễn dịch có thể gây ra các triệu chứng, như sốt. Các triệu chứng này là bình thường và là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng miễn dịch.
Tìm hiểu thêm về tiêm vắc-xin.
Hiện tại đang có ba loại vắc-xin COVID-19 đã được cho phép và khuyến cáo sử dụng, hoặc đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng (Giai đoạn 3) tại Hoa Kỳ.
Dưới đây là mô tả về cách thức mỗi loại vắc-xin thúc đẩy cơ thể ghi nhận và bảo vệ chúng ta khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19. Không có loại vắc-xin nào trong số này gây bệnh COVID-19 cho bạn.
- Vắc-xin mRNA chứa vật chất từ vi-rút gây bệnh COVID-19 để cung cấp hướng dẫn cho tế bào chúng ta về cách tạo ra các protein vô hại riêng có với vi-rút đó. Sau khi tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó, chúng phá hủy các vật chất di truyền từ vắc-xin. Cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.
- Vắc-xin tiểu đơn vị protein bao gồm các mảnh (protein) vô hại của vi-rút gây bệnh COVID-19 thay vì toàn bộ mầm bệnh. Sau khi được tiêm chủng, cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và kháng thể, những tế bào này sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai
- Vắc-xin véc-tơ có chứa một phiên bản điều chỉnh của loại vi-rút khác với loại gây bệnh COVID-19. Bên trong vỏ tế bào vi-rút điều chỉnh có vật liệu từ vi-rút gây bệnh COVID-19. Vật liệu này được gọi là "véc-tơ vi-rút". Sau khi véc-tơ vi-rút vào trong tế bào của chúng ta, vật chất di truyền sẽ cung cấp các hướng dẫn cho tế bào tạo protein riêng có với vi-rút gây bệnh COVID-19. Dùng các hướng dẫn này, tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó. Điều này thúc đẩy cơ thể chúng ta tạo tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ cách chống lại vi-rút đó nếu chúng ta bị lây nhiễm trong tương lai.
Một số loại vắc-xin COVID-19 cần được tiêm nhiều hơn một liều
Để được tiêm chủng đầy đủ, bạn sẽ cần hai liều đối với một số loại vắc-xin COVID-19.
- Hai mũi tiêm: Nếu bạn tiêm vắc-xin COVID-19 cần 2 mũi tiêm, bạn được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna cần được tiêm hai liều.
- Một mũi tiêm: Nếu bạn tiêm vắc-xin COVID-19 chỉ yêu cầu 1 mũi tiêm, bạn được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm. Vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson's Janssen chỉ cần tiêm một liều duy nhất.
- Nếu bạn mới tiêm chưa đủ hai tuần hoặc vẫn còn cần được tiêm liều thứ hai, khi đó bạn CHƯA được bảo vệ đầy đủ. Hãy tiếp tục thực hiện tất cả các bước phòng ngừa cho đến khi được tiêm chủng đầy đủ (hai tuần kể từ liều cuối cùng).
Trên thế giới các quốc gia cũng đang chạy đua nghiên cứu sản xuất ra các vaccine của chính mình, điển hình là vaccine covid19 có tên là ChAdOx, do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford nghiên cứu mà Việt nam đã nhập và tiến hành tiêm chủng cho các tuyến đầu chống dịch.
Sau đây là danh sách những ứng cử viên vắc xin phòng Covid-19 sáng giá nhất đang được nghiên cứu và sản xuất trên thế giới:
STT |
Tên vắc xin |
Nhà sản xuất |
Bản chất |
Trụ sở |
1 |
Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca |
The University of Oxford; |
Vắc xin vector (adenovirus) |
Vương quốc Anh |
2 |
Sputnik V |
Viện nghiên cứu Gamaleya |
Vắc xin vector (adenovirus) |
Viện nghiên cứu Gamaleya |
3 |
BNT162b2 |
mRNA |
Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc |
|
4 |
mRNA-1273 |
Moderna |
mRNA |
Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington |
5 |
Ad5-nCoV |
CanSino Biologics |
Vắc xin vector (adenovirus) |
Bệnh viện Tongji Vũ Hán, Trung Quốc |
6 |
JNJ-78436735 (Ad26.COV2.S) |
Johnson & Johnson |
Vắc xin vector (adenovirus) |
Johnson & Johnson |
7 |
NVX-CoV2373 |
Novavax |
Vắc xin “protein dạng mảnh (protein gai của virus SARS-CoV-2)” |
Novavax |
8 |
BBIBP-CorV |
Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh (CNBG); Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) |
Vắc xin bất hoạt |
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hà Nam |
9 |
CoronaVac |
Sinovac |
Vắc xin bất hoạt |
Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Sinovac |
10 |
Covaxin |
Vắc xin bất hoạt |
Bharat Biotech và Viện Y học quốc gia |
|
11 |
COVAX-19 |
Vaxine Pty Ltd. |
Vắc xin protein tái tổ hợp đơn giá |
Bệnh viện Hoàng gia Adelaide (Australia) |
Kết luận
Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 và tuân thủ các khuyến cáo của CDC để bảo vệ bản thân và người khác sẽ giúp bảo vệ tốt nhất chống lại COVID-19.
Tiêm vắc-xin là một trong nhiều cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và người khác khỏi COVID-19. Bảo vệ khỏi COVID-19 là vấn đề đặc biệt quan trọng với một số người, COVID-19 có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc dẫn tới tử vong.
Ngăn chặn môt đại dịch đòi hỏi phải sử dụng tới mọi công cụ có sẵn. Vắc-xin kết hợp với hệ miễn dịch của bạn để cơ thể của bạn sẵn sàng chống lại vi-rút nếu bạn bị phơi nhiễm.
Sau khi bạn được tiêm chủng đầy đủ phòng COVID-19, bạn có thể bắt đầu làm một số việc mà bạn đã phải dừng lại do đại dịch.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang tìm hiểu ảnh hưởng của vắc-xin đối với sự lây lan COVID-19. Sau khi được tiêm chủng đầy đủ phòng COVID-19, bạn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa ở nơi công cộng hoặc khi bạn ở gần những người chưa được tiêm chủng đến từ nhiều hơn một hộ gia đình.
Đang online: 1
Đã truy cập: 292,109